Đèn  Flash sân khấu – Những điều bạn cần biết

Đèn Flash sân khấu từ lâu đã không còn quá xa lạ trong các sân khấu, sự kiện và hội nghị. Vậy vai trò của nó là gì? Phân loại nó ra sao? Liệu chúng ta có thể tự sửa  chúng nếu chúng chẳng may bị hỏng không?

Vai trò của đèn sân khấu

 

Tạo hiệu ứng bắt mắt, làm sân khấu trở nên lung linh, rực rỡ, giảm bớt sự nhàm chán thường thấy trong các sân khấu thường( không được trang trí đèn).

Hỗ trợ ánh sáng trong những không gian kín, ví dụ như hội trường,…

Tạo hiệu ứng cho các buổi biểu diễn văn nghệ, phòng hát, karaoke,..

Không khí trở nên sống động, vui tươi trong các buổi tiệc cưới.

Đèn Flash sân khấu

Đèn Flash cũng là 1 trong các loại đèn sân khấu phổ biến, thường được sử dụng trong các quán cà phê, bar hay karaoke.

 

Đèn Flash chính là 1 dạng của đèn Led. Ngoài việc được sử dụng để trang trí sân khấu, nó cũng được dùng trong các phim trường và studio để tạo ra những bức ảnh, thước phim đẹp và chuyên nghiệp.

Các loại đèn Flash thường thấy:

Đèn chớp Led

  • Chớp LSB 108 bóng led
  • Led Toro
  • Led CaNaRy
  • Led Evara
  • Chớp theo nhạc FC PAH 479
  • Led Anti
  • ….

Đèn chớp Halogen

  • Chớp 300W halogen
  • Chớp led 7 màu Tiny
  • Chớp halogen 1500W( strobe light)

Hướng dẫn sửa đèn sân khấu

Nếu chẳng may chiếc đèn của bạn bị hỏng, bạn hoàn toàn có thể tự sửa chúng tại nhà

  • Trường hợp 1: Pan đèn không sáng, mất màu( xanh, đỏ, vàng, trắng,…)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến pan không sáng ví dụ như pan bị cháy bóng, đứt dây cấp điện hoặc chết tip trong board điều khiển.

Để sửa chữa, bạn có thể dùng tovit, tháo gỡ các bộ phận của vỏ đèn và tiến hành kiểm tra các bóng led trên board đèn.

Nếu bị cháy bóng, bạn có thể thay bóng khác.

Nếu dây dẫn bị đứt, bạn nối lại dây, đèn sẽ hoạt động bình thường.

Trong trường hợp, bóng không bị cháy và dây không bị đứt, đèn vẫn không sáng hoặc mất màu thì điều đó có nghĩa là board điều khiển của bạn đã bị hỏng. Lúc này, cần kiểm tra và sửa chữa board, nếu tip chết, bạn hãy thay con khác trong board, sau đó có thể cắm điện chạy thử.

  • Trường hợp 2: Pan không nhận DMX

Trong trường hợp này bạn nên chú ý đường dẫn ra cổng out , cổng in từ board.

Nếu đường dây dẫn không bị đứt, bạn thay IC 75176 là xong!

Chân đèn và tác dụng trong trang trí sân khấu

 

Nếu bạn đã và đang sử dụng các loại đèn sân khấu thì chân đèn là 1 thiết bị không thể thiếu để làm giá đỡ cho bóng đèn.

Chân đèn thường có 3 phần

  • Phần đầu dùng treo đèn: thường được làm từ 1 vài thanh sắt và phổ biến nhất sẽ là 1 đến 2 thanh. Một thanh có thể treo được 8 bóng đèn, 2 thanh có thể treo được 15- 16 bóng đèn.
  • Phần thân chính là phần giữa của chân đèn, nó thường là 1 thanh sắt khá dài để tạo độ cao cho các bóng đèn chiếu sáng. Phần thân này sẽ có nút vặn để có thể gấp lại cho gọn.
  • Phần chân: Làm giá đỡ cho toàn bộ phần đầu và giữa của chân đèn. Cấu tạo nhỏ gọn, dễ tháo lắp và di chuyển, thường được thiết kế với kiềng 3 chân đề tạo thế trụ vững chắc.

Một số loại chân đèn sân khấu phổ biến là SoundKing DA008, SoundKing DA009, SoundKing DA026,….

Trên đây là vai trò của đèn sân khấu, các loại đèn Flash sân khấu phổ biến, và nếu như chẳng may chiếc đèn sân khấu của bạn bị hỏng, bạn cũng có thể tự tay sửa chúng tại nhà, hy vọng các tip trên của chúng tôi  sẽ giúp ích cho bạn.

Contact Me on Zalo